Lịch sử Tài_nhân

Thời nhà Hán, tước vị Tài nhân là một cấp bậc nữ quan hầu cận, khi Phó chiêu nghi được ghi nhận từng làm Tài nhân của Thượng Quan Thái hậu[1]. Sang thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều, tước vị này trở thành một thân phận phi tần.

Sang đến thời nhà Đườngnhà Tống, tước vị Tài nhân trở thành danh phận chính thức của tần phi, hàng Chính tứ phẩm và Chính ngũ phẩm[2][3]. Vào thời nhà Minh, Tài nhân là danh vị cao nhất của thị thiếp của Thái tử, chỉ dưới Thái tử phi. Đến thời nhà Thanh, danh vị này chính thức biến mất.

Việt Nam, thời Lê Sơ, Lê Thánh Tông đã định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃).
  • [Cửu tần; 九嬪]:
    • Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
    • Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
    • Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).

Vào thời nhà Nguyễn, tước vị Tài nhân là bậc thứ 9 trong các bậc cung giai, gọi là [Cửu giai Tài nhân; 九階才人], dưới nữa còn có [Tài nhân vị nhập giai; 才人未入階], nghĩa là "Những Tài nhân chưa được phân giai phẩm", đây là bậc thấp nhất của hàng phi tần có sắc phong chính thức.